Cầu Ngói Thanh Toàn Huế – Những điều bí ẩn chưa kể

cau ngoi thanh toan

Cầu ngòi Thanh Toàn Huế có nét kiến trúc vô cùng độc đáo, cầu được kế theo lối “Thượng gia hạ kiều” hết sức độc đáo. Do đó, cầu dược mệnh danh là cây cầu cổ có giá trị nghệ thuật cao nhất tại Việt Nam.

Chính vì nét đặc trưng riêng của công trình này đã khơi dậy sự tò mò của biết bao du khách gần xa. Và để cho du khách được hiểu rõ hơn về địa danh này, sau đây mình sẽ review một cách chi tiết về ngôi cầu này cho các bạn được biết nha!

1.Đôi nét về cầu ngói Thanh Toàn Huế

Cầu nằm trên địa phận thuộc làng Thanh Thủy, xã Thủy Thanh, Tx. Hương Thủy – TTHuế và cách trung tâm TP.Huế khoảng 7-8km về phía Đông Nam. Cây cầu được làm bằng gỗ với mái ngói bắc qua một con mương ở làng Thanh Thủy Chánh

Cầu ngòi Thanh Toàn được xem là cây cầu cổ được liệt kê vào loại hiếm ở Việt Nam và được Bộ Văn hóa cấp bằng công nhận là Di tích văn hóa cấp quốc gia vào năm 19901.

cau ngoi thanh toan

2.Kiến trúc của cầu ngói Thanh Toàn

Cây cầu được xây dựng theo lối “Thượng gia hạ kiều”, cu dài chừng 43 thước mộc (18,75m) và rộng 14 thước mộc (5,82m). Được chia thành 7 gian, trên cầu có mái che và lợp bằng ngói lưu ly. Hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ, và lan can để  du khách nghỉ chân tại đây khi đi trên cầu.

Cây Ngói được xây dựng từ rất lâu, khoảng hơn hai thế kỷ…mặc dù đã rất nhiều lần bị mưa bão, lũ lụt hay chiến tranh năm xưa tàn phá. Sau những ảnh hưởng đó, cầu dường như đã bị hư hỏng rất nhiều, tuy nhiên người dân ở đây đã cùng nhau góp sức trùng tu, sửa chữa và gìn giữ cây cầu. Đặc biệt, qua các lần tu sửa thì chiều dài của cây cầu cũng thu hẹp dần còn khoảng chiều dài là 16,85m và chiều rộng là 4,63m

3.Lịch sử của cây cầu ngói Thanh Toàn Huế

Theo ghi chép, vào khoảng TK16, có 12 vị tộc trưởng trong số những người di dân từ Thanh Hóa theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa..Lúc này họ đã ở lại đây lập nghiệp và tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn tồn tại ngày nay

Cầu ngói được xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của dòng họ Trần tên là Trần Thị Đạo. Bà đã cúng tiền cho làng để xây dựng cây cầu ngói nhằm giúp cho dân làng và du khách thuận tiện hơn trong việc đi lại. Bởi vì từ trước đến nay dân làng mỗi khi đi làm đồng về đều phải chèo thuyền rất vất vả. 

Với những công lao của bà trong việc góp phần giúp đời sống người dân tốt hơn..Nên bà đã được vua Lê Hiến Tông ban sắc khen ngợi bà, dân làng cũng hết sức biết ơn và ngưỡng mộ bà. 

Đến năm 1925, vua Khải Định đã sắc phong cho bà Trần Thị Đạo là “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò”. Sau đó đã lệnh cho người dân nơi đây lập bàn thờ bà ngay trên cầu để tỏ lòng biết ơn đối với bà

Câù Ngói được xây dựng đã giúp cho dân tại đây rất nhiều trong việc đi lại qua sông. Ngoài ra nơi đây còn là nơi dừng chân, ngồi hóng mát hay là nơi gặp gỡ chuyện trò vui vẻ của những người dân trong làng và du khách qua đây thăm thú

4.Những lễ hội thú vị tại cầu ngói Thanh Toàn

Khi đến với cầu ngói Thanh Toàn, du khách sẽ được ngồi bên cạnh cầu để thưởng thức trăng thanh gió mát.

Vào mỗi kỳ Festival Huế đến, người dân nơi đây đều làm lễ rước linh vị bà Trần Thị Đạo. Có thể nói đây là nghi thức mở đầu vào ngày khai mạc “Chợ quê ngày hội” – chương trình văn hóa du lịch nằm trong khuôn khổ lễ Festival Huế

Bên cạnh đó, trong dịp lễ “chợ quê ngày hội” chương trình có tổ chức đêm thơ “Ai về cầu ngói…” với những câu thơ nói về cầu ngói hết sức hay và ấn tượng.

Vào mồng 3 Tết Nguyên Đán hàng năm, tại đây còn tổ chức lễ hội Bài Chòi hết sức thú vị.

Vào ngày 15/8 (âm lịch) sẽ tổ chức một lễ hội linh đình đó là ngày giỗ bà Trần Thị Đạo, sau khi hoàn tất các nghi lễ thì sẽ là lúc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí qua những trò chơi dân gian như: đua ghe,kéo co hay hò giã gạo,… 

5.Kết

Trên đây chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn một số thông tin cũng như những nét hấp dẫn của cầu ngói Thanh Toàn Huế.

Bên cạnh những giá trị nghệ thuật to lớn mà cầu ngói Thanh Toàn Huế đem đến, đây còn là một điểm tựa tinh thần vững chắc đối với người dân làng Thanh Thủy Chánh nói riêng và toàn bộ người dân tỉnh Thừa Thiên Huế chung.

Nếu bạn có dịp đến với thành phố Huế mộng mơ, bạn đừng quên ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn để thưởng thức không khí mát mẻ nơi đây nhé. Cùng với dòng sông và cánh đồng bát ngát nơi đây nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.